Cơ chế hoạt động của hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô

11:20 13/05/2019

Thông qua các cảm biến đặt phía trước xe, hệ thống cảnh báo va chạm sẽ sẽ giúp tài xế phát hiện ra các chướng ngại vật để tránh va chạm, trên các dòng xe sang còn có thêm sự phối hợp của phanh khẩn cấp giúp tăng tính an toàn.

Hiện nay, hầu hết các mẫu xe đời mới trên thị trường đều được nhà sản xuất trang bị cho hàng loạt công nghệ an toàn như kiểm soát lực kéo TCS, ổn định thân xe ESB, hỗ trợ đỗ xe PAS...để hỗ trợ người lái và hành khách trên xe. Trong đó, hệ thống cảnh báo va chạm là một trong những công nghệ được nhiều người quan tâm khi quyết định mua xe.

Cơ chế hoạt động của hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô

Hệ thống Pre-Collision System sử dụng sóng radio để kịp thời phát hiện các chướng ngại vật

Theo tư vấn và chia sẻ của các chuyên gia ô tô, hệ thống cảnh báo va chạm bao gồm rất nhiều cảm biến đặt phía trước đầu xe để phát hiện ra chướng ngại vật một cách nhanh nhất. Đồng thời, các cảm biến này sẽ liên tục phát sóng radio để khi nhận thấy có nguy cơ xảy ra va chạm, sóng radio sẽ phản hồi ngược lại cảm biến. Sau đó, hệ thống điều khiển trung tâm ECU sẽ tự động tính toán khoảng cách từ xe đến vật cản để cảnh báo cho tài xế.

Trước đây, hệ thống cảnh báo va chạm này được sử dụng sóng hồng ngoại để quan sát, nhận biết các điều kiện xung quanh xe. Tuy nhiên, sau khi các kỹ sư nhận thấy khả năng phát hiện chướng ngại vật của nó không được xa bằng sóng radio nên nó đã nhanh chóng bị khai tử.

Cơ chế hoạt động của hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô 2a

Màn hình điều khiển trung tâm sẽ thông báo khi phát hiện nguy cơ xảy ra va chạm

Trong một số trường hợp khẩn cấp, công nghệ an toàn này còn có thể can thiệp vào khả năng vận hành của xe mà không cần chờ sự cho phép của tài xế để ngăn chặn và hạn chế rủi ro xảy ra.  Cụ thể, hệ thống cảnh báo va chạm và hệ thống phanh tự động (Automatic Emergency Brake) sẽ liên kết với nhau để giúp xe tự động phanh trước khi có sự can thiệp của người lái.

Nhìn chung, hệ thống cảnh báo va chạm và phanh khẩn cấp là hai tính năng an toàn tiên tiến rất hiện đại mà trước đây nó chỉ được xuất hiện trên các dòng xe sang. Điển hình như một vài dòng xe của Mercedes E-Class hay BMW 5-Series..., ngoài sở hữu 2 công nghệ này, các nhà sản xuất còn tích hợp thêm hệ thống bảo vệ trước va chạm để đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe khi có va chạm xảy ra bằng cách siết chặt dây an toàn, điều chỉnh lại vị trí ghế và đóng các cửa kính xe lại,…

Cơ chế hoạt động của hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô 3a

Cảm biến Eye Sight trên mẫu xe Subaru Outback

Cũng nhờ sự phát triển không ngừng về các công nghệ an toàn tiên tiến mà các công nghệ này dần dần càng được xuất hiện nhiều trên các dòng xe phổ thông. Các dòng xe hạng C, crossover/SUV hạng C cũng đang dần được trang bị công nghệ này. Đặc biệt, ngành công nghiệp sản xuất ô tô tự lái càng phát triển hơn, đi vào thực tế hơn nữa. Trong khi đó,  tại Việt Nam thì các công nghệ an toàn này lại thường bị các nhà sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu cắt bỏ bớt để tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

Xem thêm:

► Đề xuất phạt nặng tài xế xỉn lên mức 30 triệu đồng và tước bằng lái xe 1 năm

► Thi sát hạch lý thuyết bằng lái ô tô: Tăng câu hỏi nhưng sai một câu “vẫn” trượt

Nguồn: ictnews.vn

Tin rao theo hãng

Tất cả(11865)

MG(68)

Asia(0)

Bugatti(0)

Buick(0)

BYD(0)

Camc(0)

Chery(7)

Citroen(0)

CMC(0)

DFSK(0)

Dodge(0)

Eagle(0)

Fairy(0)

FAW(0)

Ferrari(0)

Foton(0)

Gaz(0)

Geely(0)

Genesis(0)

Geo(0)

GMC(1)

Haima(0)

Haval(2)

Tin đã lưu